Top

Thuê xe du lịch - Tàu du lịch online

Gọi tư vấn: 0914 204 244
Email: thuexeachau@gmail.com - asiahtx@gmail.com

Thành Phố Nha Trang ngày xửa ngày xưa!

Cho dù bạn đã có dịp chiêm ngưỡng nhiều danh lam thắng cảnh trên trái đất hay ghé qua các miền vịnh của Việt Nam cũng sẽ không hết ngạc nhiên trước nét hoang sơ của các miền vịnh Việt Nam. Vịnh nằm trong top 10 của Việt nam để vinh danh những di sản thiên nhiên, danh lam thắng cảnh và sinh thái của vịnh
    Thành Phố Nha Trang xưa !
Thời Pháp thuộc, Nha Trang được coi là tỉnh lỵ (chef lieu) của tỉnh Khánh Hòa. Các cơ quan chuyên môn của chính quyền thuộc địa như Tòa Công sứ, Giám binh, Nha Thương chánh, Bưu điện… đều đặt tại Nha Trang. Tuy nhiên, các cơ quan Nam triều như dinh quan Tuần vũ, Án sát (coi về hành chánh, tư pháp), Lãnh binh (coi việc trật tự trị an) vẫn đóng ở Thành Diên Khánh (cách Nha Trang 10km về phía Tây Nam).
thành cổ Diên Khánh Khánh Hòa
Lịch sử TP Nha Trang Từ 1653 đến giữa thế kỷ XIX, Nha Trang vẫn là một vùng đất còn hoang vu và nhiều thú dữ của thuộc Hà Bạc, huyện Vĩnh Xương, phủ Diên Khánh. Chỉ qua hai thập niên đầu thế kỷ XX, bộ mặt Nha Trang đã thay đổi nhanh chóng. Với Nghị định ngày 30 tháng 8 năm 1924 của Toàn quyền Đông Dương, Nha Trang trở thành một thị trấn (centre urbain). Thị trấn Nha Trang hình thành từ các làng cổ: Xương Huân, Phương Câu, Vạn Thạnh, Phương Sài, Phước Hải.
Thành Phố Nha Trang Qua Các Thời kỳ.

bo-bien-nha-trang-ngay-xua-ngay-xuaThời Pháp thuộc, Nha Trang được coi là tỉnh lỵ (chef lieu) của tỉnh Khánh Hòa. Các cơ quan chuyên môn của chính quyền thuộc địa như Tòa Công sứ, Giám binh, Nha Thương chánh, Bưu điện… đều đặt tại Nha Trang. Tuy nhiên, các cơ quan Nam triều như dinh quan Tuần vũ, Án sát (coi về hành chánh, tư pháp), Lãnh binh (coi việc trật tự trị an) vẫn đóng ở Thành Diên Khánh (cách Nha Trang 10km về phía Tây Nam).

Đến Nghị định ngày 7 tháng 5 năm 1937 của Toàn quyền Đông Dương, Nha Trang được nâng lên thị xã (commune)[3]. Lúc mới thành lập, thị xã Nha Trang có 5 phường: Xương Huân là phường đệ nhất, Phương Câu là phường đệ nhị, Vạn Thạnh là phường đệ tam, Phương Sài là phường đệ tứ, Phước Hải là phường đệ ngũ.

Chan dung bac sy Yersin Nha Trang

Ngày 27 tháng 1 năm 1958, chính quyền Ngô Đình Diệm ban hành Nghị định 18-BNV bãi bỏ quy chế thị xã, chia Nha Trang thành 2 xã là Nha Trang Đông và Nha Trang Tây thuộc quận Vĩnh Xương.

Ngày 22 tháng 10 năm 1970, Sắc lệnh số 132-SL/NV của chính quyền Sài Gòn lấy 2 xã Nha Trang Đông, Nha Trang Tây và các xã Vĩnh Hải, Vĩnh Phước, Vĩnh Trường, Vĩnh Nguyên, các ấp Phước Hải (xã Vĩnh Thái), Vĩnh Điềm Hạ (xã Vĩnh Hiệp), Ngọc Thảo, Ngọc Hội, Lư Cấm (xã Vĩnh Ngọc) thuộc quận Vĩnh Xương cùng các hải đảo Hòn Lớn, Hòn Một, Hòn Mun, Hòn Miễu, Hòn Tằm tái lập thị xã Nha Trang, tỉnh lỵ tỉnh Khánh Hòa. Thị xã Nha Trang chia làm 2 quận: quận 1 và quận 2. Quận 1 gồm các xã Nha Trang Đông, Vĩnh Hải, Vĩnh Phước, các ấp Ngọc Thảo, Ngọc Hội và Lư Cấm thuộc xã Vĩnh Ngọc, ấp Vĩnh Điềm Hạ thuộc xã Vĩnh Hiệp; Quận 2 gồm các xã Nha Trang Tây, Vĩnh Trường, Vĩnh Nguyên (kể cả các đảo Hòn Tre, Hòn Một, Hòn Mun, Hòn Tằm), ấp Phước Hải của xã Vĩnh Thái.

Nha Trang nhìn từ trên cao khoản năm 1968

Tiếp đó, Nghị định số 357-ĐUHC/NC/NĐ ngày 5 tháng 6 năm 1971 chia thị xã Nha Trang thành 11 khu phố: quận 1 có các khu phố Vĩnh Hải, Vĩnh Phước, Ngọc Hiệp, Vạn Thạnh, Duy Tân; Quận 2 có các khu phố Vĩnh Nguyên, Vĩnh Trường, Phương Sài, Tân Phước, Tân Lập, Phước Hải. Đến Nghị định số 553-BNV/HCĐP/NV ngày 22 tháng 8 năm 1972 đổi các khu phố thành phường. Nghị định số 444-BNV/HCĐP/26.X ngày 3 tháng 9 năm 1974 sáp nhập các đảo Hòn Một, Hòn Cậu, Hòn Đụn, Hòn Chóp Vung, Hòn Đỏ vào phường Vĩnh Hải (quận 1) và Hòn Ngọc vào phường Vĩnh Nguyên (quận 2) thị xã Nha Trang.

Cầu xóm bóng Hà Ra Nha Trang xưa

Ngày 2 tháng 4 năm 1975,Nha Trang - Khánh Hòa hoàn toàn giải phóng. Ngày 6 tháng 4 năm 1975, Ủy ban Quân quản Khánh Hòa chia Nha Trang thành 3 đơn vị hành chính: quận 1, quận 2và quận Vĩnh Xương.

Tháng 9 năm 1975, hợp nhất hai quận: quận 1 và quận 2 thành thị xã Nha Trang.
Ngày 30 tháng 3 năm 1977, theo Quyết định số 391-CP/QĐ của Hội đồng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thị xã Nha Trang được nâng lên cấp thành phố trực thuộc tỉnh và là tỉnh lỵ tỉnh Phú Khánh (bao gồm hai tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa hiện nay). Phần đất 7 xã của huyện Vĩnh Xương cũ trước đây là Vĩnh Thái, Vĩnh Ngọc, Vĩnh Hiệp, Vĩnh Lương, Vĩnh Trung, Vĩnh Thạnh, Vĩnh Phương được cắt ra khỏi huyện Khánh Xương sáp nhập vào TP. Nha Trang.
Quyết định số 54-BT ngày 27 tháng 3 năm 1978 thành lập xã Phước Đồng thuộc TP. Nha Trang.
Ngày 1 tháng 7 năm 1989, tái lập tỉnh Khánh Hòa từ tỉnh Phú Khánh cũ, Nha Trang là tỉnh lỵ tỉnh Khánh Hòa.
Ngày 22 tháng 4 năm 1999, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 106/1999 công nhận TP. Nha Trang là đô thị loại 2.

Chợ Đầm Nha Trang ngày xửa ngày xưa

Nhà riêng của Yersin tại Nha Trang, nay là vị trí Nhà nghỉ 378 Bộ Công An.

Năm 1934 ông được đề cử làm giám đốc danh dự của Viện Pasteur, Paris và là ủy viên Ban quản trị. Ông qua đời trong thời gian diễn ra   Đệ nhị thế chiến tại nhà ở Nha Trang năm 1943. Trong di chúc ông muốn được chôn tại Suối Dầu, đám tang giản dị, không điếu văn. Mặc dù vậy, rất đông người đã đưa tiễn ông về nơi an nghỉ cuối cùng.

Nhà riêng Bác Sy Yersin Nha Trang Ông để lại nhiều ký ức sâu đậm tại Việt Nam, nơi những người gần gũi ông gọi ông là   Ông Năm. Ông là người đề nghị xây dựng một thành phố tại Tây Nguyên, nay là Đà Lạt. Sau hai lần đổi chế độ, tên của các con đường được đặt theo tên ông vẫn không thay đổi. Cạnh mộ ông tại Suối Dầu (cách Nha Trang 20 km) có một miếu thờ được nhiều người viếng. Nhà ông tại Nha Trang tuy không còn nhưng vẫn có một viện bảo tàng của riêng ông đặt tại Viện Pasteur Nha Trang; ở Hà Nội và một số nơi khác có trường học mang tên ông. Gần đây, tại thành phố cao nguyên nơi ông đã đã có công trong việc xây dựng nên, thành phố Đà Lạt, đã hình thành một trường Đại Học mang tên ông, Trường Đại học Dân lập Yersin - Đà Lạt.

Tại Hà Nội cũng có một phố mang tên ông, nối từ  phố Lò Đúc ra phố Nguyễn Huy Tự, vòng qua vườn hoa Pasteur.

Nha Trang ngày xửa ngày xưa

Trong các sách viết trước thời Pháp thuộc đã dùng đến chữ Nha Trang. Trong tập "Phương Đình Dư địa chí" của Nguyễn Siêu đời Tự Đức, do Ngô Mạnh Nghinh dịch, phần viết về tỉnh Khánh Hòa ghi rõ rằng: "Năm Quý Sửu đại quân lấy lại Bình Khang doanh, tiến đánh thành Quy Nhơn, lúc ban sư đắp thành đất ở thủ sở Nha Trang, gọi là thành Diên Khánh, núi sông thực là thiên hiểm, tục gọi là Nha Trang thành". Trong "Đại Nam nhất thống chí của Cao Xuân Dục soạn thời Duy Tân cũng có nói đến Nha Trang. Song không phải tên thành phố mà là tên một nguồn của con sông Cù Giang: nguồn Nha Trang, vũng Nha Trang (vịnh Nha Trang ngày nay).
 
“Anh biết cho chăng hỡi Dã Hàng!
Thình lình sóng dậy cửa Nha Trang
Lời nguyền trời đất còn ghi tạc
Giọt máu non sông đã chảy tràn
Tinh vệ nghìn năm hờn khó dứt
Đổ quyên muôn kiếp oán chưa tan”
Viện Pesteur Nha Trang ngày xưa
Viên Công Sứ (tức Tỉnh Trưởng) năm 1930 và 1933, lần lượt là Ông Bréda và Ông Destenay. Viên Tuần Vũ Việt Nam cùng thời là Ung Trinh (hay Trinh Ung). Vị Tỉnh Trưởng người Việt đầu tiên ở Nha Trang là ông Hoàng Phúc Hải.
Tỉnh lỵ Khánh Hoà đặt trong nội thành Diên Khánh – nên được gọi Thành – cho đến 1945. Năm 1901, Ninh Thuận tách khỏi Khánh Hoà, và từ đó đến 1945 tỉnh Khánh Hoà gồm hai phủ và bốn huyện, phủ Diên Khánh có hai huyện là Vỉnh Xương (Nha Trang) và Phước Điền, và phủ Ninh Hoà có hai huyện là Quảng Phước và Tân Định. Vào đầu thế kỷ 20, ngoài hai địa hạt hành chánh biệt lập là tỉnh Khánh Hoà và thị xã Nha Trang, còn có hai cơ quan hành chánh đặc biệt gọi là Đại Lý (Délégation), như Délégation de Ba Ngòi và Délégation de Suối Dầu do một viên chức người Việt điều khiển gọi là Bang Tá.
Nhà Ga Nha Trang ngày xưa
Về mặt hành chánh, Nha Trang , trước năm 1945, gồm nhiều đơn vị gọi là Phường, đặt theo thứ tự là Phường Đệ Nhất, Phường Đệ Nhị (1er quatier, 2 er quatier). Vùng ngoại ô Nha Trang gồm có Phường Sài (thường gọi Phương Sài), Phường Củi, Trường Đông (Cửa Bé), Trường Tây (Cầu Đá). Nghị định ngày 30/6/1924 của viên Toàn Quyền Đông Dương thiết lập thị trấn Nha Trang với bốn làng là Xương Huân, Phương Câu, Vạn Thạnh và Phương Sài. Nghị định ngày 15/3/1944, thị trấn Nha Trang được nâng thành thị xã với năm phường là Xương Huân, Phương Câu, Vạn Thạnh, Phương Sài và Phước Hải. Phước Hải trước 1944 gồm có Xóm Giá (chuyên làm giá) và Xóm Dương, nhà cửa thưa thớt, toàn là đồng cát, gò mả và cây ma dương. Năm 1945, tỉnh lỵ được dời từ Diên Khánh tới Nha Trang. Thời Việt Nam Cộng Hoà, tỉnh Khánh Hoà gồm các quận Vạn Ninh, Ninh Hoà, Vĩnh Xương, Diên Khánh và Cam Lâm, với tỉnh lỵ Nha Trang. Ngày 27 tháng 01 năm 1958, bải bỏ qui chế thị xã, chia Nha Trang thành hai xã, là Nha Trang Đông và Nha Trang Tây, đều thuộc quận Vĩnh Xương.
Trường Trung học Nha Trang nay là Lý Tự Trọng
Bảng đồ qui hoạch thành phố Nha Trang năm 1939
bản đồ qui hoạch nha trang năm 1931
Trong quá trình tổng hợp về Nha Trang xưa, có quá nhiều thay đổi không thể tổng hợp chính xác được, với tinh thần yêu mến thành phố Nha Trang xinh đẹp!
Quý bạn đọc có bài và ảnh bổ sung thêm xin cảm ơn.