Mì Quảng món ăn ngon người Quảng tại Nha Trang
Mì quảng được nhắc đến như cái “hồn” trong nghệ thuật ẩm thực của người Quảng. Mì quảng có mặt hầu hết trong các buổi họp mặt, tri ân đồng hương của những người con xứ Quảng. Tuy chỉ là món ăn dân dã của một vùng quê nhưng dù đi đến đâu và trải qua bao thời cuộc, món ăn ấy vẫn “mằn mặn” nghĩa tình người dân xứ Quảng.
Mì quảng món ăn đầy tính nghệ thuật
Không biết mì Quảng đã vào nam từ bao giờ, nhưng hiện nay nhiều phố, ở Nha Trang Hồng Bàng, Yết Kiêu. TP Hồ Chí Minh có bán mì Quảng như ở: chợ Bến Thành, chợ Tân Định, chợ An Đông, đường Lê Văn Thọ (Gò Vấp), đường Nguyễn Đình Chiểu, Kỳ Đồng (quận 3) các tỉnh thành… Cũng như phở Hà Nội, hủ tíu Sài Gòn, bún bò Huế, mì Quảngđã bước vào thực đơn điểm tâm và các món ăn của người miền nam. Ban đầu, mì Quảng chỉ để phục vụ cho những người Quảng Nam xa quê, ăn để đỡ nhớ nhà nhưng rồi món mì Quảng ngon thu hút cả người miền nam.

Người sành ăn mì Quảng cho rằng ở Quảng Nam các quán đông khách thường lấy mì ở chợ Chùa, huyện Duy Xuyên, lấy Rau sống tại Hội An, tôm được cung cấp từ các ngư dân Cửa Đại và nước mắm dùng để nêm phải là nước mắm Nam Ô, quả là món ăn rất cầu kỳ.Mì Quảng có nhiều loại: mì làm bằng gạo lức có màu nâu đỏ, mì pha bột nghệ có màu vàng, còn làm bằng bột gạo thường thì có màu trắng như bánh phở. Sợi to hơn và dầy hơn hủ tíu. Nước dùng phải được nấu nhiều xương cho ngọt, thêm tí dầu hạt điều để nước dùng có màu tươi. Phần quan trọng thứ hai trong tô mì là "nhân", gồm có thịt gà, thịt bò, sườn heo non, tôm. Các thứ này được xào cùng với khóm (dứa) cắt nhỏ, tạo thành các loại thịt cùng với vị ngọt hơi chua của khóm (dứa).

Mì Quảng không sử dụng nước dùng nhiều như hủ tíu và phở, nên trước khi chế nước dùng vào, sợi mì phải được trụng nước nóng hơi lâu. Nhân được xếp sao cho đẹp, nhìn phải bắt mắt, vì vậy thịt và tôm phải để trên mặt cho đều rồi mới chế nước dùng, sau cùng rải đậu phộng lên. Giã đậu phộng để ăn mì Quảng cũng là một nghệ thuật. Đậu không được đâm nhuyễn, chỉ cà cho vỡ hai ra để người ăn nhai cùng với bánh tráng phát ra âm thanh mới thú vị.

Ăn mì Quảng phải kèm bánh tráng gạo miền trung nướng bằng lửa than mới ngon. Rau ăn với mì Quảng là rau húng cây, húng lủi, xà lách cùng với chuối cây xắt mỏng trộn vào nhau thành một hỗn hợp rau. Người miền nam thích ăn giá sống có thể cho vào một ít.
Quán mì Quảng được người bình dân ưa chuộng là quán Sâm ở trên đường Võ Thành Trang, quận Tân Bình. Từ sáng đến chiều tối lúc nào quán cũng đông kín người. Đặc biệt, tại đây trên mỗi bàn lúc nào cũng có tô nước mắm tỏi ớt pha đúng điệu Hội An, nhưng nước nắm không quá ngọt, không chua như khẩu vị của người miền nam, có nhiều tỏi, ớt xanh, chan nước mắm này vào tô mì Quảng làm cho người ăn cảm được vị đậm đà và ấm bụng. Ở Gò Vấp, anh Thà, một người gốc Quảng Nam mở tiệm đã trương bảng "Mì quảngchính hiệu", khẳng định đã phục vụ đúng hương vị mì đất Quảng. Còn đúng như thế nào chắc phải để thực khách nhận xét, nhưng thấy quán đến đêm xe dựng đầy cửa thì có lẽ chủ tiệm không ngoa.
.jpg)